Tự chủ tài chính là một trong những cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, được hiểu là cơ chế theo đó các đơn vị sự nghiệp công được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình trong khuôn khổ mà pháp luật quy định.

Cơ chế tự chủ tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đơn vị sự nghiệp nói riêng, thúc đẩy kinh tế xã hội nói chung. Cụ thể như sau:

– Tạo thế chủ động cho đơn vị sự nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từ đó, nó đã góp phần phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu, nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Không chỉ vậy mà còn phát huy tính sáng tạo, năng động trong việc xây dựng và phát triển đơn vị mình.

– Nhằm mục đích để thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 21/6/2021, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2021, quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, là 2 văn bản mới nhất quy định và hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính.

Nhằm giúp các đơn vị nắm bắt cụ thể về các quy định mới, đánh giá phân loại đúng mức tự đảm bảo chi thường xuyên của đơn vị minh từ đó xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho đơn vị để quản lý tài chính đơn vị mình được hiệu quả cao.

– Hướng dẫn phân loại mức tự chủ tài chính, xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên và giao quyền tự chủ tài chính

– Hướng dẫn quy định chi tiết về cơ chế tự chủ tài chính (nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4) và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

– Hướng dẫn lập, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi.

– Chế độ báo cáo và xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại hoặc giải thể đơn vị sự nghiệp công.

– Giải đáp vướng mắc.

Thủ trưởng; Cấp phó phụ trách tài chính – kế toán, cơ sở vật chất; Trưởng, phó phòng Tài chính – kế toán; Kế toán trưởng; Kế toán viên; Trưởng, phó phòng Quản trị; Cán bộ nhân viên phòng Quản trị (có quản lý về tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị của cơ quan, đơn vị) và cán bộ liên quan trong đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập.

Thời gian: Lớp tập huấn diễn ra 02 ngày từ 29/9/2023 – 30/9/2023

Địa điểm: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I – Số 05 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Kinh phí: Liên hệ

Viện Ứng dụng khoa học hành chính sẽ cấp giấy chứng nhận cho học viên hoàn thành khóa học theo quy định.

Đăng ký tham gia

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!